Phát biểu tại cuộc họp báo tại Đài Loan ngày 11 tháng 6, 2019 về cáo trạng ô nhiễm đại dương đối với Tập đoàn thép Formosa Hà Tỉnh

Tổng Hợp Thông Cáo Báo Chí

Phát biểu tại cuộc họp báo tại Đài Loan ngày 11 tháng 6, 2019 về cáo trạng ô nhiễm đại dương đối với Tập đoàn thép Formosa Hà Tỉnh

Vụ ô nhiễm Đại dương khét tiếng của
Tập đoàn Thép Formosa Ha Tinh
NGƯỜI VIỆT NAM CÁO BUỘC FPC NƯỚC NGOÀI
LÀM Ô NHIỄM ĐẠI DƯƠNG

Trong nguyên nhân của Tập đoàn thép Formosa Hà Tĩnh (viết tắt là “FHTSC”), đặt tại Khu kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, do FPC Đài Loan đầu tư, đã liên can vào một sự kiện nghiêm trọng về ô nhiễm đại dương vào tháng 4 năm 2016, dẫn đến sự hủy diệt sinh thái to lớn dọc theo bờ biển của các tỉnh miền trung Việt Nam. Hơn nữa, nhiều ngành công nghiệp địa phương liên quan như đánh bắt cá và sản xuất muối đã bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế trầm trọng đã xảy ra sau đó. Mặc dù FPC đã chính thức thừa nhận lỗi của mình với công chúng và cam kết trả 500 triệu đô la Mỹ cho chính phủ Việt Nam để bồi thường, cho đến nay FTC vẫn núp bóng phía sau để thúc đẩy việc đối đầu trực tiếp với người dân địa phương đã thực hiện một cuộc điều tra toàn diện về các khoản thiệt hại thực tế và việc bồi thường cho họ. Hôm nay, Tổ chức Công lý cho các nạn nhân Formosa (JFFV), và các Giám mục đã nghỉ hưu cũng như gia đình nạn nhân từ Dioecesis Kontumensis, chính thức ủy quyền cho các luật sư Đài Loan buộc tội FPC trên bình diện quốc tế, yêu cầu có các kế hoạch bồi thường cụ thể và giải pháp khắc phục ô nhiễm từ FPC.

Cựu Giám mục Huynh của Dioecesis Kontumensis nhấn mạnh, bản cáo trạng không chỉ cần thiết cho người Việt Nam đi tìm kiếm công lý, mà còn là biện pháp bảo vệ môi trường và hành tinh của mọi người chúng ta. Sự kiện ô nhiễm đại dương này đã dẫn đến ít nhất 100 tấn cá bị diệt vong dọc theo bờ biển của các tỉnh miền trung Việt Nam, đó là chưa kể số cá chết dưới bề mặt đại dương. Vì lý do này, nhiều người Việt Nam liên tục tổ chức nhiều lần các cuộc biểu tình chống lại FHTSC mặc dù chính quyền Việt Nam nghiêm cấm, và có hàng trăm ngàn người quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng xã hội và tham gia vào các cuộc biểu tình này tại tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Nội và Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Đáng buồn thay, tất cả các cuộc biểu tình này thường bị kết thúc bằng sự dập tắt dữ dội của chính quyền, và nhiều người biểu tình bị bắt giữ và bị kết án tù dài hạn, thậm chí có khi lên đến 20 năm.
Đức Giám mục cho biết thêm Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) của Việt Nam tuyên bố trước công chúng tại cuộc họp báo vào ngày 30 tháng 6 năm 2016, người chịu trách nhiệm là FHTSC đã phạm lỗi và đồng ý xin lỗi về sự việc đó, cũng như bồi thường lên đến 500 triệu đô la Mỹ cho các nạn nhân và phục hồi sinh thái môi trường biển. Theo các báo cáo (# 246 / BC-CP) đệ trình lên Quốc hội vào ngày 26 tháng 7 năm 2016, bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tuyên bố rằng FHTSC đã vi phạm 53 lỗi trong tổng số các quy định về môi trường, trong đó phần nghiêm trọng nhất là áp dụng Hệ thống dập tắt ướt lạc hậu và ô nhiễm thay vì dùng Hệ thống dập tắt khô làm khô sáng tạo và sạch. Hơn nữa, số lượng 17.682 tàu cá và 40.966 người bị ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm, cũng như 176.285 người lao động bị ảnh hưởng gián tiếp, đã được tóm tắt theo tham chiếu thống kê trong bản báo cáo. Tuy nhiên, người ta tin rằng số lượng thực tế còn nhiều hơn gấp bội.

Mặt khác, không có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào cả về khoản bồi thường trị giá 500 triệu đô la Mỹ phối hợp giữa FPC và chính phủ Việt Nam. Toàn bộ thủ tục giải quyết quá vội vàng và cho đến ngày hôm nay nhiều nạn nhân không nhận được các khoản thanh toán.

Hơn nữa, FHTSC vẫn không áp dụng bất cứ biện pháp nào để giải quyết các chất gây ô nhiễm, cũng không đưa ra bất kỳ hành động nào để phục hồi đại dương bị ô nhiễm kể từ khi tai nạn xảy ra. Cho đến thời điểm này, FHTSC tiếp tục làm ô nhiễm và gây ô nhiễm thiên nhiên tại Việt Nam. Theo các tài liệu chính thức từ Bộ Công an (MPS) tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 6 tháng 4 năm 2019, FHTSC tạo ra chất thải đặc trung bình lên đến 3.360.500 tấn mỗi năm, trong đó vẫn còn khoảng 780.000 tấn đang được giải quyết. Ngoài ra, FHTSC cũng vận chuyển chất thải độc hại đến những nơi khác để đổ bỏ và mỗi ngày tất cả cư dân sống gần các nhà máy phải chịu đựng liên tục khói mù và các hạt bụi nguy hiểm.

Cựu Giám mục nói kể từ khi đại dương của chúng ta bị ô nhiễm, cuộc sống của người dân ở đây đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, và nhiều người trong số họ đã bị đẩy vào tình trạng nan giãi. Ngoại trừ những căn bệnh và sự chết chóc do ô nhiễm gây ra, những cư dân đó cũng phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng của tình trạng thất nghiệp tạo ra bởi việc cá vào gần bờ giãm đi. Sự phá hủy môi trường đại dương không chỉ khiến hàng trăm nghìn người mất việc mà còn khiến vô số tàu ngừng ra khơi và cũng bị hư hại. Nhiều người dân địa phương bị đẩy vào ngõ cụt gây ra bởi những khoản nợ lớn và buộc phải rời bỏ quê hương. Kết quả là, nhiều gia đình vì thế bị tan vỡ; chồng chia tay vợ, con cái rời cha mẹ, và chia rẻ tình yêu trong đời sống.

Đức Giám mục lưu ý thêm, sự kiện ô nhiễm biển do FHTSC tạo ra, đã tàn phá tối đa và tất nhiên toàn bộ cấu trúc công nghiệp cũng như xã hội của Việt Nam, đưa đến một thảm họa khôn lường cho vô số gia đình Việt Nam. Hơn cả một tai họa, đó là một tội lỗi ghê tởm. Hầu như tất cả các nạn nhân chính trong vụ việc này đều là tầng lớp lao động nghèo, vì họ không có đủ nguồn tài lực để đến Đài Loan biện hộ cho chính họ. Do đó, chúng tôi với tư cách là các Giám mục Công giáo, được ủy thác nhân danh những nạn nhân Việt Nam đó, để vạch trần sự thật và tội ác cho cộng đồng quốc tế về những gì FHTSC đã làm cho chúng tôi.

Là người Việt Nam, chúng tôi ngưỡng mộ và tôn trọng tinh thần dân chủ, tự do và độc lập của Đài Loan. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp cũng không dung thứ cho bất kỳ hành vi phi đạo đức nào đánh giá thấp các giá trị của cuộc sống, sức khỏe và sự tồn tại của người khác chỉ nhầm theo đuổi lợi ích kinh tế. Luôn luôn chúng ta phải luôn đặt ưu tiên lương tâm khi tìm kiếm lợi thế tài chính mang lại do hợp tác kinh tế giữa Đài Loan và Việt Nam, khi chúng ta có thể tiến hành các mối quan hệ thực sự bền vững và tạo ra một tình huống cùng có lợi cho đôi bên. Mục đích của bản cáo trạng này không chỉ là về khoản bồi thường, mà còn để giữ sự công bình cho tất cả những người phải chịu đựng thảm họa. Hơn nữa, vì sự phát triển bền vững của con người, chúng tôi yêu cầu FPC hoàn thành trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đối với lời kêu gọi của chúng tôi là dành cho nhân chũng của chúng tôi, cũng như cho con cháu của chúng tôi.

Một nạn nhân liên quan đến vụ ô nhiễm cũng nói rằng gia đình và thu nhập của anh đã dao động rất lớn kể từ sự kiện này, anh không thể đi biển hay đánh cá, và không ai muốn mua cá của anh. Cuối cùng, anh không còn cách nào khác ngoài bán tàu và dụng cụ đánh cá với giá rẻ để tiếp tục sống. Tất cả các thành viên trong gia đình anh đều chia lìa, anh cũng buộc phải rời khỏi bố mẹ, vợ cũng như con cái, để đến Đài Loan làm việc. Tuy nhiên, cho đến nay, anh và gia đình vẫn không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Vẫn còn một số lượng lớn các gia đình ở Trung Việt, là những nạn nhân nghèo, họ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự ô nhiễm do FHTSC gây ra.

Người Việt Nam dũng cảm này, người đại diện cho các nạn nhân sau đó nói thêm, “Mặc dù hôm nay tôi đứng ở đây, tôi vẫn phải bịt mặt vì tôi lo lắng về sự khủng bố của chính chánh quyền của chúng tôi. Tuy nhiên, chính tôi phải đứng đây để nói lên sự thật, lên tiếng cho những người không thể nói, và cho những người đang khao khát công lý. Tôi chỉ đơn giản hy vọng rằng mọi người có thể hiểu chúng tôi đã trải qua bao nhiêu đau khổ và tủi nhục. Trên hết, tôi hy vọng rằng FPC có thể trả lại phẩm giá của chúng tôi”.

Giám đốc Hiệp hội Luật sư Môi trường, ông Zhang Yu-yin, người được ủy quyền làm luật sư thay mặt cho các nạn nhân Việt Nam, cho biết kể từ khi tham gia Tập đoàn Luật sư về Vụ án RCA từ năm 2010 đến nay, ông đã chứng kiến nhiều vụ án các tập đoàn liên quốc gia của một quốc gia tiên tiến với lợi thế kinh tế tuyệt đối, những người sử dụng nguồn vốn lớn để chinh phục một quốc gia khác có nền kinh tế tương đối yếu hơn, chỉ để đạt lợi nhuận cao do lòng tham. Các doanh nghiệp vô đạo đức này sử dụng sự sơ hở của hệ thống hành chính không hoàn chỉnh của nền chính trị địa phương, tước đoạt tài nguyên, hủy hoại môi trường, vi phạm nhân quyền, cũng như lạm dụng lao động, phụ nữ và trẻ em của đất nước đó. Ông nói thêm: “Vì tất cả những việc làm vô nhân đạo này được thiết lập bởi các tập đoàn liên quốc gia ghê tởm, cho nên tôi coi thường họ. Tuy nhiên, với tư cách là một doanh nghiệp Đài Loan, FPC lấy tên FORMOSA, Đảo xinh đẹp, những gì họ đã làm là một sự ô nhục đối với Đài Loan và Việt Nam.

Là một trong những nhà máy thép lớn nhất do FPC đầu tư, vào năm 2006, họ đã từng nỗ lực khai trương một vị trí thích hợp cho nhà máy của họ tại Khu công nghiệp ngoài khơi Yunlin, nhưng cuối cùng họ đã thất bại. Sau đó, họ chuyển tiền và quyết định bố trí nhà máy thép tại Việt Nam, làm cho họ thành nhà đầu tư với quy mô lớn nhất tại địa phương. Tuy nhiên, đây chính là cơn ác mộng thực sự giáng xuống miền Trung Việt. Từ năm 2009, đã có rất nhiều ngôi nhà bị trưng thâu, người dân địa phương bị đuổi ra ngoài, trường học bị đóng cửa, những ngôi làng bị phá hủy và đại dương bị ô nhiễm. Tất cả những người tốt đã từng sống trong khu phố lân cận với bờ biển xinh đẹp, và những người từng có cuộc sống và ước mơ của riêng họ, tất cả đều biến mất. Bây giờ, chúng ta đã chứng kiến giấc mơ ra đời của một đế chế nhà máy thép liên quốc gia cuối cùng đã trở thành sự thật, mà ông Wang Yung-ching luôn tưởng tượng khi còn sống, đồng thời, chúng ta cũng chứng kiến cái đám ma của môi trường sinh thái đã bị phá hủy nghiêm trọng do ô nhiễm bởi FHTSC, cùng với cái đám ma của danh tiếng đáng tự hào của chúng ta về FORMOSA. Đối với những người sống ở các tỉnh ven biển của Trung Việt, Đài Loan / FORMOSA không còn là một quốc gia dân chủ thân thiện, mà là một quốc gia hung ác chỉ mang lại ô nhiễm và hủy diệt.

Vì vậy, chúng ta phải làm một cái gì đó, để nói với người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, rằng Đài Loan, còn được gọi là FORMOSA, Đảo xinh đẹp, là một trong những thành phần dân chủ ở châu Á, là một người bạn với các nước láng giềng của chúng ta và là một quốc gia vốn luôn ý thức tự kiểm tra chính mình. Chúng tôi sẽ không thể chỉ ngồi yên và nhìn sự việc công ty liên quốc gia của chúng ta mang lại nỗi đau khổ và chịu đựng cho người dân Việt Nam, mà không làm gì cả.

Mặc dù FPC đã có lỗi với xã hội toàn thế giới và xin lỗi người dân Việt Nam vào ngày 30 tháng 6 năm 2016, cũng như trả 500 triệu đô la Mỹ cho chính quyền Việt Nam, tuy nhiên, trên thực tế, tiền không đến với người dân. Dưới chế độ độc đoán của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), khoản bồi thường giờ giống như một khoản phí để bảo vệ cho ĐCSVN. Bất cứ khi nào người dân địa phương cố gắng phản kháng, báo cáo hoặc diễu hành, họ luôn bị kết thúc bằng sự đàn áp dữ dội với sự đổ máu. Một số công dân thậm chí còn bị kết án tù dài hạn có khi hơn mười năm vì họ chỉ cố gắng bày tỏ sự bất công của công chúng. Tòa án Việt Nam thậm chí không chấp nhận và xét xử các vụ kiện về các thiệt hại liên quan đến các nạn nhân. Hơn nữa, ĐCSVN thậm chí còn gửi một số đặc vụ để theo dõi và giám sát các Giám mục địa phương cũng như các người hướng dẫn dư luận, nhằm dập tắt ngọn lửa hy vọng tìm kiếm sự công bằng và công minh, trong khi FPC vẫn có thể tiếp tục tước đoạt nguồn tài nguyên địa phương một cách yên ỗn.

Hôm nay, Tổ chức Công lý cho Nạn nhân Formosa (JFFV), Văn phòng Lao động và Di dân Việt Nam của Giáo phận Hsinchu (VMWIO), Hiệp hội Luật sư Môi trường (EJA), Tổ chức Quyền Môi trường (ERF), Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan (TAHR), và Hiệp hội CW) cùng nhau nộp đơn kiện, để yêu cầu bồi thường thiệt hại tại tòa án Đài Loan, liên quan đến vụ việc ô nhiễm biển phát sinh vào tháng 4 năm 2016, cho khoảng 8.000 người Việt Nam sống ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam. Ở đây chúng tôi yêu cầu yêu cầu bồi thường thiệt hại cho tất cả các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, cũng như quyền nhân cách của nhân công, từ các Tập đoàn Formosa (FPC), Tập đoàn thép Trung Quốc (CSC), Tập đoàn thép JFE, cũng như liên doanh liên doanh, Tập đoàn thép Formosa Hà Tĩnh (FHTSC), và tất cả các Giám đốc của Hội đồng quản trị. Bởi vì hầu hết tất cả các bị cáo đều ở Đài Loan và tất cả các bằng chứng liên quan đến các chính sách quản lý của FHTSC nhận được từ FPC, cũng ở Đài Loan; do đó, tòa án Đài Loan có thẩm quyền giải quyết.

Đối với vụ kiện liên quốc gia này rất quan trọng, và chắc chắn sự kiện nỗi bật được cộng đồng quốc tế chú ý đến. Nó cũng sẽ là một cơ hội tuyệt vời để thể hiện sự độc lập và tiến bộ của hệ thống pháp lý của chúng tôi. Do đó, người Việt Nam không thể tìm thấy công lý ở đất nước của họ, ở đây chúng tôi kháng cáo một cách chân thực, mong rằng tòa án Đài Loan nên chấp nhận và xét xử vụ án một cách công bằng và vị tha, và cũng tạo ra mọi thuận tiện nhất trong việc sắp xếp các thủ tục hành chính cho những nguyên cáo người Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể trình bày trước mọi tòa án trên thế giới về tính minh bạch, độc lập, công bằng và tiến bộ của hệ thống tư pháp Đài Loan sau vụ kiện RCA. Và để cả châu Á hiểu rằng Đài Loan là một quốc gia dân chủ, pháp trị và có kỷ luật, là mô hình và ngọn đuốc dẫn đường của các nước láng giềng của chúng tôi.

Cô Huang Xin-wen, Luật sư của ERF chỉ ra rằng các cộng sự của cô và cô đã đến các tỉnh miền Trung Việt Nam vào tháng 2 này, họ cũng đã gặp rất nhiều gia đình nạn nhân, và do đó cô hiểu được những khó khăn thực tế mà những cư dân ở đó đang phải đối mặt. Bằng chính mắt mình, cô đã chứng kiến rằng sự kiện này đã phá hoại rất nhiều gia đình. Cá của họ không thể bán được, chính quyền cũng không xác nhận và nhiều chủ tàu chỉ còn phải sa thải nhân viên của họ và bán tàu thuyền. Những người trẻ hơn, hoặc có một ít tiền gửi ngân hàng có thể có cơ hội để tìm một công việc ngoài Việt Nam; nhưng những người nghèo hoặc lớn tuổi, cơ hội duy nhất họ có là làm những công việc tạm bợ gần khu vực của họ. Một số người cố gắng đánh cá, nhưng họ vẫn không thể kiếm sống do sản lượng cá giảm đột ngột. Cô nói: “Theo tin tức của chúng tôi, một chủ tàu vừa tự tử vì không thể hoàn trả tiền cho một chiếc tàu. Nhiều người đau khổ đã khóc rất thãm thiết trước mặt chúng tôi, hy vọng rằng chúng tôi có thể giúp họ … Là một người Đài Loan, đây là lần đầu tiên tôi thực sự cảm thấy xấu hổ”. Cô nói thêm: “Chúng tôi đã liên lạc với nhiều nạn nhân của tai nạn này, một số người đã nhận được tiền bồi thường vào khoáng 20 nghìn Đài tệ từ chính phủ của họ. Chỉ có 20 nghìn Đài tệ cho những gì họ đã mất gần như trấng tay. Chưa kể những người cho đến nay vẫn không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào! Điều đáng buồn nhất là, FPC vẫn không thể hiện sự chân thành của họ khi trực tiếp đối đầu với những nạn nhân đó và gia đình họ. Tất cả những gì họ làm là chỉ nói rằng họ xin lỗi một cách quan liêu trên TV và trả tiền cho ĐCSVN. Sau đó, họ tiếp tục hoạt động trở lại và coi như như không có gì xảy ra”.
Bởi vì người Việt Nam không thể có được sự đền bù hợp lý và sự giúp đỡ luật pháp kể từ khi ô nhiễm FHTSC xãy ra, trong khi đó FPC vẫn ung dung an tọa tại Đài Loan, kể câu chuyện ão tưởng về thép và mơ về sự vĩ đại của đế chế thép. Chúng tôi nghĩ rằng FPC nên chịu hoàn toàn trách nhiệm để đáp ứng với những người đã bị đau khỗ và tất cả các gia đình tan vỡ.

Chủ tịch của JFFV, ông John-hoa Nguyễn cũng lưu ý, vào tháng 4 năm 2016, FHTSC đã gây ra một tai nạn thảm khốc, dẫn đến vô số cá chết ở tỉnh Hà Tĩnh và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái cũng như nền kinh tế của người dân địa phương. FHTSC này thực sự là một công ty chi nhánh của FPC. Tính đến ngày hôm nay là đã gần 3 năm và FPC vẫn không hoàn thành nghĩa vụ loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm độc hại và phục hồi sinh thái biển, hoặc bồi thường trực tiếp cho các nạn nhân bằng giá cả hợp lý. Chúng tôi chân thành đánh giá cao những tổ chức đã từng hợp tác với chúng tôi và hỗ trợ chúng tôi, bao gồm EJA, ERF, CW, TAHR, VMWIO, cũng như học giả quốc tế và nhà nghiên cứu cộng sự với Viện Xã hội học, Academia Sinica, Ông Paul Jobin. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn tất cả người dân Đài Loan, những người kiên quyết giữ vững tinh thần công lý và vô tư. Chúng ta cần phải gắn bó với nhau, buộc FPC phải đối phó với sự ô nhiễm mà họ đã tạo ra.

Phó chủ tịch của JFFV, bà Nancy Bùi mô tả, nếu FPC có thể phục hồi thiệt hại mà họ gây ra cho đại dương của chúng tôi và bồi thường thực sự cho những nạn nhân Việt Nam đó với thiện chí chân thành, theo như những gì được quy định theo luật pháp Việt Nam, chúng tôi đã không tố cáo họ tại tòa án Đài Loan.

Tuy nhiên, FPC đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam rất sớm sau tuyên bố về những sai lầm của họ. Họ tuyên bố rằng khoản bồi thường 500 triệu đô la Mỹ đã được trả cho chính quyền địa phương bất chấp tìm hiểu biết đúng đắn và điều tra chi tiết về những thiệt hại thực sự do ô nhiễm. 500 triệu USD có thể là một con số hấp dẫn; tuy nhiên, thật khó để so sánh với các khoản tổn thất thực tế. Bởi vì dựa trên số liệu thống kê toàn diện mà chúng ta có cho đến nay, đã có hơn 4 triệu người bị ảnh hưởng trong số các tỉnh ven biển của Trung Việt. Ngoài ra, những khoản tiền đó được FPC trả và đã rơi trực tiếp vào túi của ĐCSVN, và không có phương pháp nào có thể đảm bảo các nạn nhân trong vụ việc này chắc chắn lấy được tiền.

Dưới sự hỗ trợ của các linh mục địa phương như You-nam Đặng và Ting-shu Nguyen, một phần nạn nhân không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào đã đến tòa án địa phương để nộp đơn kiện nhiều lần, nhưng tòa án đã hủy bỏ đơn kiện và từ chối chấp nhận. Hơn nữa, hàng ngàn người khiếu kiện đã bị chính quyền hành hạ và đánh đập dữ dội để ngăn chặn họ. Cha Ting-shu Nguyen, người đã từng đến Đài Loan để tuyên bố về sự kiện ô nhiễm, hiện giờ bị ĐCSVN cấm rời khỏi đất nước của mình. Mặc dù JFFV được thành lập tại Mỹ bởi những người Việt Nam rời khỏi đất nước sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, chúng tôi cảm thấy đau lòng và chia sẻ nỗi đau buồn với các nạn nhân của tai nạn này vì họ không có sự giúp đỡ cũng như hỗ trợ tại Việt Nam, bởi vì họ không được đối xử công bằng và đúng đắn. Mặc dù chúng tôi sống xa nước Việt Nam, chúng tôi vẫn có cùng dòng máu chảy trong huyết quản, và chúng tôi sẽ không ngần ngại tìm kiếm sự công bình cho chính người dân của chúng tôi. Do đó, chúng tôi quyết định nộp đơn kiện FPC tại nơi mà FTC được thành lập.

Chúng tôi tin rằng quyền tài phán của Đài Loan có thể đưa ra một phiên tòa công bằng và chính đáng cho các nạn nhân FPC, những người đang khao khát sự công minh trong những năm qua. Mặt khác, chúng tôi kêu gọi FPC nên nhận trách nhiệm ngay lập tức và xem xét các hành động do họ gây ra và nỗ lực hết sức để phục hồi đại dương bị ô nhiễm, cũng như đền bù cho cư dân. Sau đó, FPC có thể lấy lại danh tiếng và thiện chí của họ, và tất cả người dân trong và ngoài nước sẽ biết ơn sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Philippe Larochelle, Luật sư đại diện cho JFFV, chỉ ra rằng FPC đã xin lỗi với ĐCSVN và đã trả một số tiền rất lớn, số tiền giảng hòa ở mức 500 triệu đô la Mỹ vào cuối tháng 6 năm 2016. Tuy nhiên, số tiền thực tế được phân bổ cho dân cư sống quanh các khu vực ảnh hưởng ô nhiễm chỉ là 130 đô la Mỹ (dưới 4.000 Đài tệ) cho mỗi đơn vị gia đình. Số tiền không đáng kể này hoàn toàn không phù hợp với những gì những người dân đã bị mất mát. Bên cạnh đó, cái gọi là kế hoạch bồi thường, đã bị chỉ trích bởi rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận và những người tiên phong trong các phong trào xã hội vì FPC không thực hiện bất kỳ đánh giá đầy đủ nào cũng như đo lường thiệt hại và mất mát, và thiếu minh bạch và không có sự tham gia của công chúng vào chính kế hoạch đó. Hơn nữa, chính quyền Việt Nam có nhiều tranh cãi xung đột với Cơ quan bảo vệ Nhân quyền Quốc tế liên quan đến thái độ và biện pháp của họ đối với tai nạn ô nhiễm này. Ví dụ, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong Luật Nhân quyền Quốc tế là cứu trợ hiệu quả, đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Bất cứ ai vi phạm các quyền này chắc chắn sẽ bị lên án. Ngoài ra, quyền này được xác định chính xác trong Điều 8 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và Điều 2.3 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Ở Việt Nam, cũng có Điều 63 được quy định trong Hiến pháp, rằng bất kỳ tổ chức, đoàn thễ nào cũng phải có nghĩa vụ đầy đủ để cấp cứu , giúp đỡ và bồi thường tất cả các thiệt hại và tổn thất mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp của FHTSC, rõ ràng là họ đã vi phạm nghiêm trọng quyền cứu trợ hữu hiệu. Điều này là do không chỉ hầu hết ngư dân và gia đình họ đang đau khổ đã bị cản trở bằng nhiều tầng lớp thủ tục để đòi bồi thường thõa đáng, các quyền cơ bản của con người cũng bị thất sủng nghiêm trọng.

Sự ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe, thực phẩm, cộng đồng, việc làm và cuộc sống của của nhiều người. Có quá nhiều trường hợp bệnh tật đã được xác nhận là có liên quan đến việc bơi lội trong vùng nước bị ô nhiễm hoặc ăn hải sản bị ô nhiễm. Nhiều chuyên gia y tế báo cáo cụ thể là một số chất ô nhiễm độc hại có thể dẫn đến tăng cao hơn nguy cơ bị ung thư dạ dày và ung thư ruột già. Hơn nữa, chất ô nhiễm độc hại trở thành bằng chứng vững chắc cho loài cá ngộ độc mà gần như cùng thời gian đó chính quyền Việt Nam ban hành lệnh cấm đánh bắt cá. Giám đốc của Bộ Y tế Việt Nam thừa nhận thêm rằng sự an toàn của hải sản đối với khu vực bị ô nhiễm không thể được hứa an toàn 100% nữa mặc dù nước trở lại tiêu chuẩn an toàn.

Luật pháp quốc tế cho chúng ta quyền bình đẳng đối với sức khỏe và thực phẩm. Điều 25 của Tuyên ngôn Nhân quyền cũng mô tả rằng mọi người đều có quyền có một mức sống căn bản phù hợp với sức khỏe và lợi ích của chính mình, bao gồm quyền có thực phẩm. Hơn nữa, cả quyền đối với sức khỏe cũng như thực phẩm cũng được xác nhận trong Điều 11 và 12 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR). Ngoài ra, quyền an sinh xã hội được liên kết trực tiếp với quyền có sức khỏe và thực phẩm, cũng được bảo vệ theo Điều 34 của Hiến pháp Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự kiện tiêu diệt một số lượng cá khổng lồ và thực phẩm không an toàn do FHTSC gây ra, đã đưa đến hậu quả nghiêm trọng cho ngành công nghiệp đánh bắt cá và tất cả các công nhân. Quyền làm việc của nhiều người, cũng như quyền tự do lựa chọn công việc bị tước đoạt do những hành động của FPC và sự thiếu hiểu biết của chính phủ Việt Nam.

Nói rằng, chính quyền đề nghị ngư dân có thể thay đổi công việc làm của họ và trở thành một nông dân. Nhưng làm nông thì khác với đánh cá, lúa cũng không phải là cá. Đề xuất này được xác nhận là không thực tế. Ngoài ra, đào tạo nghề nghiệp được hỗ trợ bởi chính phủ không được cung cấp cho những nạn nhân đã được JFFV tiếp xúc. Thậm chí, những gia đình đó buột phải rời khỏi quê quán và từ bỏ cuộc sống mà họ đã quen thuộc, đến một nơi xa lạ thích hợp để canh tác để thay đổi cuộc sống thành nông dân là cái giá họ phải trã.

Tai nạn ô nhiễm cũng khiến rất nhiều ngư dân địa phương di chuyển ra nước ngoài, như là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Nhiều người trong số họ buộc phải rời bỏ nhà cửa do hậu quả của tình trạng khó khăn về tài chính, nhưng đó không phải vì họ tự chọn việc làm mới theo quyền tự do lựa chọn. Chính sự đối xử không công bằng về lao động này gây ra ảnh hưởng lâu dài với những gì họ cảm nhận về tương lai và công việc làm của mình. Nhiều người buộc phải trả chi phí môi giới với mức giá rất cao (hàng nghìn USD) cho các cơ quan cung cấp nhân lực do chính quyền Việt Nam thành lập độc lập hoặc tổ hợp. Do đó, nhiều công nhân Việt Nam bị nghiền nát bởi những khoản nợ bất tận, khiến cho rất nhiều trẻ em lớn lên với sự vắng mặt của cha mẹ, và các cuộc hôn nhân bị chia lìa.

Nhiều điều liên quan của Dự luật Nhân quyền Quốc tế đã đảm bảo quyền làm việc. Điều 23.1 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền quy định thêm rằng mọi cá nhân đều có quyền làm việc và tự do lựa chọn công việc; Ngoài ra, mọi người có quyền đối với các điều kiện làm việc công bằng và đúng đắn, cũng như được bảo vệ khỏi thất nghiệp. Điều 6 của ICESCR cũng đánh dấu chính xác rằng chúng ta có quyền không bị đối xử bất công và không bị bác bỏ bởi bất kỳ sự bất công nào, mà quyền này cũng được mô tả chi tiết trong Nhận xét chung 18. Ngoài ra, Điều 25.1 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền tiếp tục đảm bảo quyền an sinh của con người trong khi thất nghiệp do mọi trường hợp ngoài sự kiểm soát của họ.

Bất kỳ phê bình can đãm nào từ công dân Việt Nam về sự không hiệu quả của việc giải quyết tai nạn ô nhiễm này, hoặc về sự không minh bạch và không phù hợp của các thủ tục bồi thường đều đưa họ đến sự trừng phạt rất nghiêm khắc của chính quyền Việt Nam. Sau tai nạn do FHTSC, chính quyền Việt Nam đã dập tắt một cách có hệ thống các cuộc biểu tình và tập họp phãn đối của người dân, hạn chế quyền tự do ngôn luận của những người cố gắng lên tiếng về việc khiếu nại của họ với FHTSC.

Xã hội Việt Nam đã bước vào một mô hình quốc gia đàn áp sau khi chính phủ của họ thực hiện các biện pháp bịt miệng, bắt giữ và kết án những người dám tranh chấp. Hành vi này đã dẫn đến sự lên án từ các tổ chức nhân quyền khác nhau tại Liên Hợp Quốc, bao gồm Hội đồng Nhân quyền và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR), và cũng có nhiều tổ chức quốc tế liên tục ghi nhận các tình huống và trường hợp vi phạm nhân quyền của ĐCSVN.

Một xã hội công cộng tự do phải có những yếu tố cơ bản nhất định, bao gồm quyền thông tin, quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp. Theo mô hình của xã hội này, tất cả các công dân được tự do yêu cầu chính phủ thực hiện nghĩa vụ của chính phủ. Tất cả các quyền hạn và tự do cơ bản này đã được bảo đảm nhiều lần, được tái khẳng định và chi tiết trên tất cả các văn bản liên quan đến Nhân quyền Quốc tế. Khuôn mẫu rõ ràng nhất là Điều 19 và 20 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Điều 19 và 21 của ICCPR. Bên cạnh những quy định này, Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam cũng có nội dung tương ứng.
Theo các mẫu tin trước, Việt Nam nên đảm nhận nhiệm vụ cả chủ động và thụ động để đảm bảo tất cả các quyền cơ bản của con người có thể được bảo vệ và hiện thực hóa. Chính phủ không những chỉ chấp nhận thông tin tự do và rành mạch, mà người dân cũng được phép lên tiếng cho những lập trường mà không bị bất cứ ngăn cản nào. Chính quyền cũng không nên dập tắt các ý kiến khác nhau, không giới hạn quyền và tự do của mọi người để trình bày hợp pháp các bình luận này. Rất tiếc, chính phủ Việt Nam dường như không trân quý và cũng không coi trọng các quyền này.

FHTSC là công ty nhánh của FPC. FPC là một doanh nghiệp toàn cầu, tận tâm sản xuất tất cả các loại nguyên liệu nhựa và các vật liệu toàn diện khác, như sợi, sản phẩm dệt, thuốc nhuộm và các thiết bị điện tử. Một điều đáng được đề cập đến là, tập đoàn này cũng có một thành tích tồi tệ, liên quan đến việc họ không chú ý đến việc các nhà máy của chính họ gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. Trong khi đó, tập đoàn và công ty nhánh liên quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã bị phạt với mức phạt không thể tưởng tượng được và bị truy tố do xã thải hóa chất độc xuống đất và nước ngầm, đặc biệt là ở Texas, Louisiana, cũng như Mississippi.

Doanh nghiệp, FPC, đã gây ra một tác động vô cùng to lớn và nghiêm trọng đối với người Việt Nam, và vi phạm một số nhân quyền. FPC không nên núp đằng sau chính phủ Việt Nam, tiếp tục phớt lờ tội ác và xâm phạm nhân quyền cơ bản của những người Việt Nam đó và không làm gì để đảm bảo việc bảo vệ các thủ tục hành chính đầy đủ về bồi thường vô tư. Chúng tôi hy vọng rằng bản cáo trạng có thể đánh động công lý và có hình phạt thích đáng có thể áp đặt vào FPC. Hơn nữa, chúng tôi hy vọng rằng FPC nên có nghĩa vụ pháp lý đối với công ty nhánh của họ và cho tất cả những thiệt hại mà họ đã gây ra.

Press contact:

Tu Yu-wen (̣CEO of CRF) 920472677
Nguyen Van Hung (VMWIO) 922641743