Tại sao cá biển chết hàng loạt dọc bờ biển Việt Nam?

Nguyễn Duy Vinh

13-5-2016

Câu trả lời đơn giản nhất là vì môi trường nước biển trong đó cá đang sống yên lành đã thay đổi quá lớn và quá đột ngột.

Bốn mươi lăm ngàn mét khối (45.000 m3) mỗi ngày đêm là công suất xả thải của nhà máy sản xuất gang thép tại Vũng Áng. Nước xả thải được phun ngầm sâu 17 mét dưới đại dương mỗi ngày từ nhà máy của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh này là nguyên nhân chính đã gây ra cuộc thảm họa môi trường to lớn chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Cá chết trôi dạt vào bờ trải dài suốt 250 km đường biển Việt Nam bắt đầu từ Vũng Áng chạy xuống tận Lăng Cô.

Cá và các hải sản khác như nghêu sò mực (và san hô) chết hàng loạt trôi dạt vào bờ và ước lượng tổng cộng số cá chết hiện nay lên đến khoảng 200 tấn tức là khoảng xấp xỉ một triệu con (cứ cho mỗi con trung bình cân nặng khoảng 200 gram).

Chỉ tưởng tượng với 12 ngàn mét khối được xả thải mỗi ngày đêm theo như người phát ngôn Formosa thừa nhận, tức là 12 triệu lít nước xả thải 24 giờ mỗi ngày được phun ra từ một ống có đường kính hơn 1 mét (diện tích 0.949 m2) với bề dài của ống nối từ nhà máy luyện kim ra đến biển dài 1400 mét như các ngư dân địa phương huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) kiểm chứng và trông thấy tận mắt, như hình ảnh được ghi lại qua Youtube dưới đây:

lưu lượng nước xả thải phóng ra biển có vận tốc có thể lên đến 146 lít một giây (tính trung bình từ lưu lượng 12 triệu lít một ngày, V= Q/A = 12000000 / 24/ 3600 / .949). Một số lượng xả thải khổng lồ.

Đến hôm nay đã hơn một tháng kể từ ngày ngư dân phát hiện được cá chết trôi dạt vào bờ vào ngày 06 tháng 04 năm 2016 (xem hình dưới đây), nhà nước Việt Nam vẫn chưa công bố kết quả những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này.

 

 

Các quan chức nhà nước càng trì trệ, việc xác định nguyên nhân gây thảm họa lại càng khó hơn vì những độc tố xả thải chung quanh thời gian đầu tháng 04 sẽ bị loãng dần do dòng hải lưu Bắc Nam cuốn đi. Và chính dòng hải lưu này là nguyên nhân phụ đưa độc tố xả thải đi về phía Nam. Việc cá chết trôi lềnh bềnh cũng gây trở ngại trong việc xác định nguyên nhân cá chết. Theo các nhà khoa học Mỹ của viện nghiên cứu Virginia Tech, cách tốt nhất đễ giữ được nguyên trạng chứng tích là lúc cá đang giãy chết. Bắt giữ độ chục con rồi đem đi thử nghiệm liền là xác suất tìm được nguyên nhân cao nhất. Đây là bài viết của viện nghiên cứu về cá ở Harissonburg (Virginia, Hoa-Kỳ):

For the best chance of determining the correct cause of a fish kill, fish farmers generally need to submit 5 to 10 live, dying (but not dead) fish that exhibit the signs of the disease, along with several water samples from the pond (Rottmann et al. 1992). Do not combine fish and water samples in the same container. Recent (fresh) dead fish may or may not be useful for diagnosis. Day-old dead fish that are bloated and floating at the surface are useless for diagnosis.

Use a dip net to collect dying fish exhibiting abnormal behavior at the water surface or pond edges. Dying fish should be transported immediately to the diagnostic lab in a cooler of water or a large plastic bag with water and oxygen (if possible) and kept as cool as possible. Freshly dead fish can be shipped wrapped with wet paper towels in plastic bags on ice in a styrofoam box. Samples should be hand delivered to the diagnostic lab or shipped by overnight carrier service. Always call the diagnostic lab before submitting any samples to insure that specimens are able to be accepted and rapidly processed.

In Virginia, fish samples can be submitted for disease diagnosis (at a nominal cost) to either the:

State Veterinary Diagnostic Laboratory

116 Reservoir Street

Harrisonburg, VA 22801

(540) 434-3897

Thành thử các ông quan chức cao cấp của nhà nước Việt Nam càng nhởn nhơ, Formosa Hà Tĩnh lại tiếp tục cười khúc khích vì họ biết là các quan chức có trọng trách trong việc giám sát môi trường này vừa dốt vừa làm việc không nghiêm túc. Chưa hết, các ông ấy lại còn nhởn nhơ cười lên đầu lên cổ dân Việt bằng cách xúi dân tiếp tục tắm biển và ăn hải sản như vài tấm hình dưới đây:

 

 

Ông Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn còn dõng dạc tuyên bố chiều ngày 23 tháng 04 là dân cứ yên tâm ăn cá và tắm biển ở Vũng Áng.

Đây là những hành động ngu xuẩn, vô trách nhiệm và điên rồ nhất của các quan chức Việt Nam. Mấy ông này coi thường sự lo lắng hoảng loạn của người dân cũng như sự hủy hoại môi trường thiên nhiên đến thế là cùng. Nói theo cô giáo Trần Thị Lam: nước mình ngộ quá phải không anh?

Ngộ thật. Việc khẩn cấp nhất phải làm thì các ông ấy không làm. Lúc có một người bị một mũi tên ghim vào người, việc đầu tiên phải làm để cứu người đó là người ta phải tìm cách rút mũi tên ấy ra, chứ không phải ngồi đó la lên ai đã bắn phát tên này, hay là còn tìm mọi cách che dấu tính cách trầm trọng của sự việc bằng cách  nhởn nhơ tắm biển và khuyên dân ăn hải sản của những quan chức Đà Nẵng và Hà Tĩnh.

Nhà nước Việt Nam có bổn phận bảo vệ dân và môi trường trong đó người dân sinh sống.

Việc khẩn cấp nhất lúc này là nhà chức trách Việt Nam phải ra lệnh cấm ngay nhà máy sản xuất gang thép Vũng Áng không được tiếp tục xả thải bất cứ nước gì vào biển trong lúc chờ đợi việc xác định nguyên nhân gây ra thảm họa.

Các ông ấy đã không làm gì cả. Nhởn nhơ và trì trệ một cách vô trách nhiệm. Riêng quốc hội Việt Nam thì chính ra phải biết nắm lấy cơ hội ngàn vàng này để học hỏi và đưa ra một đạo luật về không khí và nước trong lành, thay vì ngồi ngủ gục trên ghế hay gật đầu lia lịa khi lệnh của Đảng đưa xuống.

Ở Hoa-Kỳ khi xảy ra vụ đốt xăng có chì (Pb) làm hại đến sức khỏe người dân, nước Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới đưa ra Luật Về Không Khí Trong Lành (Clean Air Act) năm 1963. Hiện nay đạo luật này đã được tu chỉnh sửa đổi để thích hợp với những khám phá mới của khoa học hai lần vào những năm 1970 và 1990.  Riêng về nước (H2O) thì Mỹ cũng có Luật Về Nước Trong Lành (Clean Water Act) được hoàn tất năm 1972, xin mời các bạn tự Google hoặc xem qua quá trình phát triển của đạo luật này qua liên kết ở đây : https://en.wikipedia.org/wiki/Clean_Water_Act

Một thí dụ về tiêu chuẩn của không khí trong lành ở Hoa Kỳ theo đạo luật về không khí trong lành được chép xuống bảng dưới đây. Dân biểu quốc hội Việt Nam có thể học từ những nước tân tiến như Hoa Kỳ để soạn thảo và đưa ra một đạo luật về không khí và về nước trong lành. Đạo luật này có khả năng bắt buộc những doanh nghiệp sản xuất quốc tế với công nghệ cao phải tuân thủ khi họ vào Việt Nam làm việc và kinh doanh. Hiện nay thì không biết các đại biểu quốc hội Việt Nam làm gì với thời giờ rảnh rang. Và ngay cả khi có một cuộc khủng hoảng trầm trọng như vụ cá chết hàng loạt hiện nay, người dân không thấy các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng. Không biết các ông các bà lãnh đạo này nghĩ gì về tương lai dân tộc ?

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH (USA)
Độc tố Thời gian giám sát Tiêu chuẩn chính Tiêu chuẩn phụ
CO 8 giờ 9 ppm
1 giờ 35 ppm
Lead (Pb) 4 tháng 1.5 μg/m 3
NO 2 Hàng năm 0.053 ppm
3 Một giờ 0.12 ppm
PM 10 Hàng năm 50 μg/m 3
24 giờ 150 μg/m 3
SO 2 Hàng năm 0.03 ppm
24 giờ 0.14 ppm
3 giờ None 0.5 ppm
TSP Hàng năm 75 μg/m 3 60 μg/m 3
24 giờ 260 μg/m 3 150 μg/m 3

Thế thì nhà máy sản xuất gang thép Vũng Áng đã đổ những độc tố gì xuống biển ?

Việc điều tra sẽ vô cùng cam go vì có thể vào lúc này, các quan chức cao cấp của Formosa Hà Tĩnh đã ra lệnh thủ tiêu hết giấy tờ liên quan đến việc xả thải. Và có thể ngay cuốn livre de bord (hay log book) tức là quyển sách ghi chép hoạt động từng giờ của nhà máy cũng không còn. Tìm được những chứng tích từ nhà máy của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh sẽ là chuyện mò kim dưới đáy biển.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm sách đọc trên mạng và có thể biết là bình thường những nhà máy thuộc loại hỏa luyện dùng công nghệ luyện gang lò cao như công nghệ Vũng Áng đổ (hay phun) vào không khí và nước những chất xả thải sau đây : SO 2, NOx, CO, H2S, Pb (chì), Ni (niken), As (arsenic), Cd (cadmium, hay tiếng Việt là cadimi), Cr (chrome hay crom), Zn (kẽm), Se (selenium hay selen), Hg (thủy ngân), NH4 (ammonia), dầu nhớt, các chất quan trọng như C (carbon), Si (silic), Mn (mangan), P (phốt pho), S (lưu huỳnh) và Fe (sắt). Thêm vào đó phải kể những chất như benzene, phenol, sulfides, sulfates, cyanides, thiocyanates, thiosulfates và fluorides, và có sách nói có cả chất titanium (Ti).

Bốn chất Si, Mn, P và S là những chất cần thiết trong việc sản xuất thép thô.  Quá trình luyện kim không khó hiểu lắm. Khởi đầu thì người ta phải “xử lý” quặng (tức là đất đem đến từ mỏ sắt có khoảng 60 % Fe). Sau đó quặng được đốt ở lò cao để biến chế thành gang (chứa đến 92% Fe). Rồi nhờ vào lò thổi oxy, những nguyên tố Si, Mn, P và S được phun vào để lấy oxygen đi và hợp kim chứa sắt (Fe) căn bản luyện được có dưới hoặc bằng 2 % C (carbon) được gọi là thép. Việc thổi oxy vào trong lúc nung đốt các nguyên tố nêu trên sẽ tạo ra phản ứng với oxy để có được nhiều sắt hơn theo những phương trình hóa học :

Si + 2FeO = 2Fe + SiO2 + nhiệt

Mn + FeO = Fe + MnO + nhiệt

hoặc phức tạp hơn :

2P + 5FeO + 4CaO = 5Fe + 4 CaOP2O5 + nhiệt

Từ đây những phương pháp tạo hình sẽ được áp dụng, nào đúc, nào cán, nào kéo để biến dạng thép theo những dạng được thị trường chuẩn định.

Những chất xả thải chứa độc tố kim loại là những chất xả thải rất độc.  Xả thải kim loại nặng (heavy metals) sẽ làm độ pH của nước biển giảm xuống. Xin nhớ là cá chết khi độ pH của biển xuống dưới 4.0. Bình thường độ pH của nước biển trong lành là khoảng 8.2 (thay đổi từ 7.2 đến 8.5). Cá có thể sống êm ả trong nước biển có độ pH từ 6.5 đến 9.0. Riêng chất ammonia sẽ làm độ pH tăng vọt theo phương trình sau :

NH3 + H2O = NH4+ + OH

Cá có thể chết hàng loạt vì độ pH lên đến 9.0 tức là số ammonia xả thải quá lớn.

Đây là tấm họa đồ cho thấy cá chết theo cường độ pH (màu đen):

H3

Tôi mong và tin tưởng rằng các nhà hóa học và các chuyên gia Việt Nam sẽ tìm ra nguyên nhân gây thảm họa trong những ngày sắp tới. Vấn đề kế tiếp là đưa Formosa Hà Tĩnh ra tòa để đòi bồi thường cho sự mất mát lợi tức cũng như sự sa sút sức khỏe về lâu về dài của ngư dân và người dân quanh vùng và việc làm xáo trộn môi trường thiên nhiên biển Việt Nam.

Một điều chắc chắn, khi có cá chết hàng loạt như thế thì phải có nguyên nhân. Mà nguyên nhân ngày càng rõ rệt : tập đoàn Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm với nước xả thải vô cùng độc và chắc chắn đã không tôn trọng tiêu chuẩn xả thải đã được ký kết.

Chỉ nhìn tấm hình ngư dân Hà Tĩnh gác mái chèo dưới đây cũng đủ cho ta thấy sự trầm trọng của cuộc khủng hoảng môi trường đang tiếp tục kéo dài. Nhà nước thì tiếp tục giả câm giả điếc trong khi người dân tiếp tục lặn ngụp trong bể trầm luân như tôi đã từng viết trước đây [1].

[1] Nguyễn Duy Vinh– Nhà cầm quyền giả câm giả điếc trong khi người dân trong nước tiếp tục lặn ngụp trong bể trầm luân

Nguồnhttps://anhbasam.wordpress.com/2016/05/13/8266-tai-sao-ca-bien-chet-hang-loat-doc-bo-bien-viet-nam/