Tâm sự của vị luật sư Đài Loan trong chuyến đi Việt Nam gặp gỡ các nạn nhân Formosa

Để truy tố thành công Công Ty Formosa trong thảm họa gây ô nhiễm môi trường biển, để xác minh sự thật, tìm hiểu hình hình chung của các nạn nhân, chúng tôi đã lên kế hoạch đến Việt Nam.

Sau một ngày ngồi máy bay và ô tô, cuối cùng chúng tôi cũng đến một làng chài nhỏ ở Việt Nam. Một vị linh mục trẻ và đẹp trai đã chuẩn bị sẵn hai phòng và rượu ngon để nồng nhiệt chào đón chúng tôi. Đêm đầu tiên là tôi có một giấc ngủ ngon vì xúc tác của rượu.  Sáng sớm hôm sau, tiếng chuông nhà thờ vang lên, hàng ngàn dân làng bước vào nhà thờ và cất lên tiếng hát, tiếng kinh ca ngợi Thiên Chúa và lắng nghe bài giảng của linh mục. Ở nơi đó, ngày qua ngày, nhà thờ giống như linh hồn của toàn bộ ngôi làng, mang lại cho người dân nơi đây sức mạnh tinh thần, sự ấm áp và cảm giác bình an.

Ngày hôm sau, chúng tôi chính thức bắt đầu công việc của mình. Chúng tôi đã gặp những người dân địa phương, từng nhóm từng nhóm một cùng nhau đến và chia sẻ cuộc sống của họ trong suốt những năm qua. Toàn bộ ngôi làng này đều sống nhờ vào nghề biển. Những chiếc thuyền lớn và nhỏ vẫn đang neo đậu hoặc bỏ không bên bờ sông. Nhiều người làm nghề đánh bắt cá với cha mình từ nhỏ. Ngành công nghiệp liên quan đến đánh bắt cá đã duy trì nền kinh tế của cả làng, bao gồm nuôi trồng thủy sản, dệt, bán lưới, sản xuất và kinh doanh thức ăn cho cá, bán dầu, làm đá (ướp cá), sửa chữa tàu, mua và bán thiết bị hàng hải, người bán cá, nhà hàng hải sản,…Đây là công việc của họ, đó là cuộc sống của họ, ở đó có rất nhiều loại cá và họ tự hào về điều này.

Nhưng rồi một ngày, hàng trăm tấn cá trên biển đã “quay lưng lại với bầu trời” (nổi trắng trên biển). Sau thảm họa, tin tức lan rộng, họ không còn bắt cá được nữa, hoặc có bắt được thì họ cũng không thể bán nó. Trong vài tháng, họ đã mất đi nguồn tài chính và thói quen ăn uống của họ vẫn không thể thay đổi. Họ bị trúng độc và đi khám bác sĩ. Họ chỉ uống thuốc và nghỉ ngơi. Thảm kịch vẫn tiếp tục chứ không cải thiện. Khi không thể đánh bắt cá, một số người đơn giản là bán thuyền. Chuỗi công nghiệp kinh tế thủy sản của toàn bộ ngôi làng sụp đổ ngay lập tức. Dân làng không thể làm gì khác ngoài việc rời bỏ quê hương để đi nơi khác làm việc “Nhưng tôi không thể chờ đợi tiền bồi thường, tôi chỉ có thể chạy việc vặt ở mọi nơi và hầu như không đủ để trang trãi cuộc sống”.

Sau đó, một số người ăn mặc trang trọng đã xin lỗi trên TV. Có tin đồn rằng người dân đã nhận được tiền bồi thường và họ phải ký vào một số giấy tờ. Tất cả mọi người đều không biết họ đã ký những gì vì hiện trường lúc đó rất lộn xộn, chẳng ai kịp xem nội dung là gì. Mọi người đều vội vàng ký, một người là 17,64 triệu đồng, khoảng 20.000 Đài tệ. 20.000 nhân dân tệ, mua công việc của họ, mua sức khỏe của họ, mua cuộc sống của họ, thực sự quá rẻ mạc.

Mặc dù trong lòng chúng ta biết, vụ kiện này không đơn giản, thật sự không dễ dàng. Thẩm quyền, trách nhiệm, sự thật, bằng chứng, …., mỗi vấn đều rất quan trọng.  Sau khi nói chuyện xong, một số nạn nhân đến bắt tay tôi mà không nói gì, vì bên cạnh không có người phiên dịch. Nhưng nhìn vào ánh mắt họ, tôi cảm nhận được sự quan tâm và cảm ơn chân thành. Những đôi bàn tay dày và đầy sức mạnh, một cuộc sống đầy màu sắc nói với tôi rằng chúng ta nên tiếp tục, ít nhất, chúng ta phải giúp họ kể câu chuyện và sự cay đắng trước tòa.

Tiếng chuông nhà thờ ngày mai sẽ giống như vậy, mặt trời vẫn chiếu vào làng chài nhỏ này, mặc dù tôi không có niềm tin tôn giáo, nhưng tôi thành thật hy vọng rằng Chúa có thể ban phước cho họ.