Brian Hioe (JFFV lược dịch)
New Bloom: Câu truyện về nhà máy thép Formosa vẫn tiếp tục chưa được giải quyết tại Việt Nam với số tiền bồi thường tối thiểu cho nạn nhân và chính quyền Việt Nam dùng vũ lực đối với các nạn nhân, ngăn ngừa không cho họ đi nộp đơn kiện chính quyền và công ty đã gây nên thảm họa này là Formosa. Vào tháng Tư năm ngoái trong khi xây dựng nhà máy thép này, ô nhiễm đã gây nên nạn cá chết hàng loạt. Hàng triệu con cá chết trắng suốt dọc bờ biển bốn tỉnh gây nên nạn khan hiếm cá trầm trọng cũng như phá hủy đời sống nhiều ngư dân. Đây là một thảm họa về sinh môi lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Một cuộc “dàn xếp” với số tiền là $500 triệu Mỹ Kim bồi thường từ công ty Formosa cho các nạn nhân. Tuy vậy số tiền này quá thấp so với những thiệt hại mà công ty gây nên. Ngoài ra còn nhiều câu hỏi về vấn dề phân phối số tiền bồi thường này, nạn nhân thường chỉ nhận được ít hơn 1,000 Mỹ Kim cho mỗi người. Chính quyền Việt Nam lại có những hành động bào chữa cho công ty Formosa ngay từ đầu, như nói nguyên do thảm hoạ không phải do công ty Formosa mà từ những nguyên do khác và chỉ thừa nhận lỗi này do nhà máy Formosa sau những cuộc biểu tình rầm rộ làm rung động chính quyền.

Protesters against Formosa Steel in Vietnam. (Photo credit BBC)
Rõ ràng chính quyền Việt Nam muốn bảo vệ việc đầu tư của công ty thép Formosa với số vốn là 10.6 tỉ Mỹ Kim. Như bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới, chính phủ Việt Nam đang hành động bảo vệ giới tư bản và tiếp tục cố gắng ngăn chặn công lý khi nạn nhân muốn nộp đơn kiện những hành động gây thảm họa này. Nhà thờ Công Giáo dẫn đầu những cuộc biểu tình và khẳng định sẽ kiện chính quyền Việt Nam.
Hãng Formosa Plastics là chủ của hãng thép Formosa, cơ sở sản xuất hàng plastic lớn nhất tại Đài Loan. Những việc gây nên thảm họa cho sinh môi của hãng Formosa Plastic đã có một lịch sử dài tại nhiều nước như Đài Loan, Cam Bốt, Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới, vì vậy việc gây nên thảm họa tại đây cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Vậy mà do thiếu hiểu biết về những thảm họa gây nên do từ một công ty Đài Loan cho hệ sinh thái cũng như cho con người, một số người Đài Loan vẫn không đồng ý là những việc làm sai trái này là do nhà máy thép Formosa gây nên dù cho những chứng cớ trong quá khứ cho thấy là nó đã gây nên thảm họa cho hệ sinh môi trên thế giới.

FORMOSA STEEL PLANT IN VIETAM. (AFP PHOTO)
Một vài nhà báo Đài Loan còn đi xa hơn nữa khi nói rằng số tiền bồi thường 500 triệu Mỹ Kim kia là do chính quyền Việt Nam đã đổ lỗi cho hãng thép Formosa rồi đòi tiền chuộc, và không cho tổng giám đốc công ty Formosa là Chen Yuan-chen rời khỏi nước này cho đến khi món tiền trên giao nộp đầy đủ. Tuy vậy, những biến cố mới đây cho thấy chính quyền Việt Nam đã luôn luôn có những hành động bảo vệ hãng thép Formosa.
Bảo vệ cho Formosa là một điều ngạc nhiên. Chuỗi dài lịch sử về tội ác cho môi sinh của tập đoàn Formosa Plastic đã đưa đến nhiều cuộc biểu tinh tại Đài Loan kéo dài qua nhiều thập kỷ. Trong giai đoạn cai trị của nhà độc tài Tưởng Kinh Quốc, công ty Formosa Plastic cấu kết với hãng KMT để xây dựng hãng Naptha Cracker số 6 đã đưa đến cuộc hỗn loạn trầm trọng. Vào tháng 12 năm 1990, một cuộc biểu tinh với 20,000 người chống lại một dự án của Formosa xây một hãng hoá chất, đây là một dấu mốc đã đưa việc chuyển một thể chế độc tài sang chế độ dân chủ tại xứ này. Từ đó người ta tìm ra 169 địa điểm với trên 8,000 tấn chất thủy ngân là do công ty Formosa Plastics thải ra.
Trong quá khứ tập đoàn Formosa Plastics cũng kiện những người Đài Loan đã chỉ trích để mong làm im họ. Sự việc mới đây là một nhà giáo dục Đài Loan là Ben-Jei Tsuang tại Đại Học quốc gia Chung Hsing bị Formosa Plastics kiện vì đã chỉ trích công ty này là nguyên do làm gia tăng căn bệnh ung thư cho dân vùng lân cận cơ sở chế tạo chất hydrocarbon tại Mailiao, Đài Loan. Sau khi Formosa Plastics kiện Tsuang vì tội phỉ báng, hơn 1,000 nhà trí thức toàn cầu đã bênh vực cho ông ta bằng cách viết những kiến nghị, trong đó có cả Lee Yuan Tseh, người đã thắng giải thưởng Nobel về hóa học.
Điều ngạc nhiên là chính quyền của bà Tổng Thống Thái Anh Văn đã không có một thái độ cứng rắn đối với công ty thép Formosa khi công ty này bành trướng tới các nước vùng Đông Nam Á như Việt Nam để mong Đài Loan được độc lập khỏi kinh tế Trung Hoa. Dân biểu Su Chih-Feng đã tới Việt Nam, mong quan sát Công ty thép Formosa vào đầu tháng 8 năm ngoái, bà ta đã bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn cấm không cho vào Việt Nam. Dù cho với nỗ lực cá nhân của bà Su, phản ứng của bà Thái Anh Văn hay của quốc hội lại kể như không có gì. Thái độ của chính quyền của bà Thái Anh Văn được coi như là một thủ đoạn chính trị, mong giữ mối liên hệ tốt với đảng cộng sản Việt Nam hơn là với nhân dân Việt Nam.
Những thái độ gần đây của chính quyền Việt Nam chứng tỏ là vấn đề Formosa phải còn lâu mới giải quyết được. Cảnh giác tại Đài Loan là một điều tốt để bảo đảm là công lý sẽ thắng về phía những người đã trải qua những tai họa vể sinh môi do công ty thép Formosa gây ra.