Tác giả: Brian Hioe, Vũ Duy Vinh dịch
LTS: Vụ từ chối thụ lý đơn kiện tập đoàn công ty Formosa của 7875 nguyên đơn người Việt Nam trước tòa án quận Đài Bắc bị dư luận quốc tế lên án gay gắt. Bài báo dưới đây của phóng viên Brian Hioe, và cũng là nhà sáng lập New Bloom, một tờ báo chuyên về đầu tư trong số ra ngày 14 tháng 11 vừa qua đã có bài tường thuật chi tiết và qua nột cuộc điều tra sâu rộng. Ông Hioe cũng nhắc đến những nỗ lực của các hội tranh đấu cho môi trường và nhân quyền đã và đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cá nạn nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt là vai trò của hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa, JFFV, một tổ chức vô vị lợi của người Việt Hải Ngoại được lập ra để tranh đấu cho nạn nhân. Mời quý độc giả đọc bài phóng sự điều tra dưới đây do Gs. Vũ Duy Vinh, thành viên trong Ban Quản Trị của Hội JFFV dịch để cống hiến quý độc giả.

THE TAIPEI DISTRICT COURT. PHOTO CREDIT: 勤岸/WIKICOMMONS/CC
Nguyên nhân của cá chết hàng loạt bắt nguồn từ nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Hà Tĩnh Steel, một công ty con của Formosa Plastic. Thảm họa cá chết đã thúc đẩy các cuộc biểu tình hàng loạt tại Việt Nam, một sự kiện hiếm có ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính quyền VN ngay từ đầu đã tìm cách dẹp người biểu tình và phủ nhận việc Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết hàng loạt vì công ty Formosa đại diện cho số tiền đầu tư 10.6 tỉ đồng USD. Sau đó nhà nước dùng bạo lực đàn áp người biểu tình, và tìm mọi cách cản trở ngư dân bị thiệt hại bởi thảm họa nộp đơn kiện nhà nước VN và công ty thép Formosa trong việc xử lý thảm họa này.
Những người lên tiếng và báo cáo về thảm họa này trên blog cá nhân đã bị nhà nước bắt và lên án cầm tù. Người đã gây tiếng vang lớn là blogger Mẹ Nấm, và cùng với những bloggers trẻ khác đã bị bắt giam và phạt đi tù lên đến 10 năm tù.
Cuối cùng, công ty thép Formosa thú nhận là sai phạm do chính họ gây ra và họ đồng ý trả 500 triệu đô la USD trong vụ điều đình. Và đây chỉ là, trên thực tế, một phần nhỏ của những thất thoát mà nạn nhân thảm họa đã chịu đựng, và các nạn nhân này đã nhận được khoảng dưới 1,000 đô la USD cho từng nạn nhân.
40,966 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa 2016. Tuy nhiên, tổng cộng số người gián tiếp bị thiệt hại lên đến 176,000 người. Thiệt hại dưới dạng mất công ăn việc làm, mất nguồn lợi nhuận, và bệnh tật.
Tuy nhiên, mặc dù Formosa Steel đồng ý bồi thường vào năm 2016, hầu hết các nạn nhân vẫn chưa nhận được bất kỳ giải quyết nào. Vì thế các lý do cho vụ kiện, được đệ trình vào tháng sáu năm nay, có liên quan đến 7.875 nguyên đơn. Những nguyên đơn này đã được xác định trong ba năm qua như là một nỗ lực hợp tác giữa các luật sư Đài Loan và các giáo xứ đạo Thiên Chúa tại Việt Nam.
Thật vậy, các nhóm xã hội dân sự Đài Loan như Hiệp hội nhân quyền, Hiệp hội luật gia môi trường, và các nhóm người nhập cư Việt Nam tại Đài Loan đã nằm trong số những người hỗ trợ vụ kiện này. Các nhóm xã hội dân sự Đài Loan đã chứng minh về vấn đề này trong những năm 2016, 2017, 2018, và 2019. Một bộ phim tài liệu của một phái đoàn từ Đài Loan đến du lịch Việt Nam đã được thực hiện, họ đã quay một phim tài liệu về thảm họa Formosa, cũng như nhà dân biểu lập pháp Su Chih-Feng, đã tìm cách đến Hà Tĩnh và bà đã bị giữ lại bởi nhà chức trách Việt Nam tại phi trường.
Tuy nhiên, truyền thông Đài Loan đôi khi đưa tin về vụ cá chết vì Formosa Steel đồng ý trả tiền bồi thường là điều mà chính phủ Việt Nam buộc họ phải làm, hành động như thể nhà nước Việt Nam đã làm bất cứ điều gì khác ngoài nỗ lực bảo vệ Formosa. Và chính quyền Tsai vẫn im lặng về vấn đề này, có khả năng hy vọng sẽ tránh đối kháng với chính phủ Việt Nam.
Phán quyết của Tòa án quận Đài Bắc tuyên bố rằng họ thiếu thẩm quyền xét xử vụ án, mặc dù lập luận của các nguyên đơn là Formosa Steel là một công ty của Đài Loan. Liên đoàn Nhân Quyền Quốc tế đã thông qua một nghị quyết sau đó kêu gọi Tòa án quận Đài Bắc xem xét lại quyết định của mình và một thỉnh nguyện thư trực tuyến đã được lập bởi Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa JFFV, được ký bởi hơn 3.000 người. Kháng cáo đã được đệ trình vào ngày 24 tháng 10, có nghĩa là vụ kiện tiếp theo sẽ đến Tòa án tối cao Đài Loan.
Nguồn: https://newbloommag.net/2019/11/14/formosa-plastics-lawsuit-dismissal/